Ly hôn có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là xin đơn phương ly hôn sẽ tồn tại rất nhiều khó khăn, vướng mắc về vấn đề pháp lý. Nguyên do là hiện nay vấn đề này chưa có sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật và các nguyên nhân khách quan khác nhau.
Công ty Luật TNHH PT Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:
Căn cứ pháp lý
Ly hôn có yếu tố nước ngoài là gì?
Theo quy định tại Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm: ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam.
Thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài?
Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; Điều 469 và 470 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể:
Nếu bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Tài liệu, hồ sơ liên quan có yếu tố nước ngoài
Tài liệu trong hồ sơ thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài gồm:
– Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn (theo mẫu của từng nơi);
– Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
– Bản sao Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD/Hộ chiếu của 2 đương sự;
– Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con chung);
– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung, tài sản riêng nếu có tranh chấp về tài sản.
Tài liệu trong hồ sơ đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài gồm:
– Đơn khởi kiện (theo mẫu của từng nơi);
– Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có);
– CMND/CCCD/Hộ chiếu, Sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực) (nếu không có giấy tờ tùy thân của đối phương thì chuẩn bị giấy tờ của người xin ly hôn);
– Bản sao Giấy khai sinh của con (nếu có con chung);
– Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản chung và riêng nếu có tranh chấp tài sản;
– Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có).
Trình tự, thủ tục thực hiện giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Bước 1: Nộp hồ sơ xin ly hôn tại Tòa án có thẩm quyền
Đương sự nộp hồ sơ hợp lệ về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền (căn cứ theo thẩm quyền đã được nêu ở mục 1)
Bước 2: Tòa án kiểm tra hồ sơ và thụ lý yêu cầu xin ly hôn
Trong thời hạn 7-15 ngày, Tòa án sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ gửi thông báo tạm ứng án phí. Đương sự tiến hành nộp tiền tạm ứng phí dân sự sơ thẩm tại chi cục Thi hành án Quận/Huyện/thành phố, sau đó đến Tòa án nộp biên lai phí tạm ứng.
Bước 3: Mở phiên tòa hòa giải
Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải. Nếu trường hợp hòa giải thành công, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành. Trong thời hạn 07 ngày nếu các bên không thay đổi ý kiến thì Tòa sẽ rá quyết định công nhận hòa giải thành. Nếu hòa giải không thành Tòa sẽ tiến hành ly hôn theo thủ tục sơ thẩm.
Bước 4: Tòa án ra bản án ly hôn
Nếu xét thấy có đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng hoặc công nhận thuận tình ly hôn và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc ly hôn, nếu các đương sự có yêu cầu.
Thông thường, thời gian giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài là từ 4 – 6 tháng từ ngày thụ lý, mức án phí sơ thẩm trong vụ việc ly hôn là 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản, nếu có tranh chấp về tài sản, án phí được xác định theo giá trị tài sản.
Đang làm việc ở nước ngoài nhưng muốn ly hôn thì phải làm sao?
Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
Như vậy, thủ tục ly hôn đối với người đang làm việc tại nước ngoài có thể tiến hành giải quyết tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú của công dân Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Nếu vợ chồng đồng thuận ly hôn, Vợ/chồng đang ở Việt Nam có thể tiến hành nộp tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp là đơn phương xin ly hôn, mà người xin ly hôn đang ở nước ngoài thì bạn làm đơn khởi kiện và nộp hồ sơ nộp hồ sơ bằng cách sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Thủ tục ly hôn khi đang làm việc ở nước ngoài thực hiện thế nào?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.
CÔNG TY LUẬT PT
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Xin trân trọng cảm ơn!