Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một trong hai bên ra nước ngoài định cư được thực hiện như thế nào? (2023)

Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một trong hai bên ra nước ngoài định cư được thực hiện như thế nào? Cụ thể, tôi kết hôn vào năm 2015, và hiện tại tôi có ý định muốn ly hôn. Tuy nhiên, chồng của tôi hiện tại đã qua Pháp định cư. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi phải thực hiện thủ tục ly hôn như thế nào?

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

1. Theo quy định pháp luật ly hôn theo yêu cầu của một bên được hiểu như thế nào?

vợ chết có cần làm thủ tục ly hônCăn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Theo đó, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có các căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 56 nêu trên.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có các căn cứ được quy định tại khoản 3 Điều 56 nêu trên.

2. Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một bên ra nước ngoài định cư khi xác định được địa chỉ cụ thể của họ?

ra nước ngoài định cưNếu người vợ/chồng biết rõ địa chỉ hiện tại của người chồng/vợ tại nước ngoài thì người vợ/chồng cần cung cấp thông tin địa chỉ của người chồng/vợ để Tòa án thực hiện việc triệu tập để giải quyết vụ việc.

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:

Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

….

Nếu triệu tập hợp lệ 2 lần mà chồng/vợ tại nước ngoài vẫn không có mặt thì Tòa án có thể xử vắng mặt người chồng/vợ tại nước ngoài theo điểm b khoản 2 Điều 227 nêu trên.

Như vậy, trong trường hợp bạn xác định được địa chỉ cụ thể của chồng bạn ở nước ngoài thì bạn thực hiện trình tự, thủ tục ly hôn như quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Đồng thời, bạn cần cung cấp thông tin địa chỉ của người chồng/vợ để Tòa án thực hiện việc triệu tập để giải quyết vụ việc. Trong trường hợp Tòa án đã triệu tập 2 lần mà chồng bạn không có mặt thì Tòa án có thể xét xử vắng mặt chồng bạn.

3. Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một bên ra nước ngoài định cư khi không xác định được địa chỉ cụ thể của họ?

Căn cứ Điều 381 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú như sau:

Đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú khi người đó biệt tích 06 tháng liền trở lên, đồng thời có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó theo quy định của Bộ luật dân sự.

Theo đó, người vợ/chồng có thể yêu cầu Tòa án thực hiện thủ tục thông báo tìm kiếm người vắng mặt theo quy định từ Điều 381 đến 386 Bộ luật tố tụng dân sự.

Căn cứ Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tuyên bố mất tích như sau:

Tuyên bố mất tích

1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

….

Theo đó, nếu sau khi Tòa án đã thông báo tìm kiếm người vắng mặt mà vẫn không tìm được người chồng/vợ tại nước ngoài và trong vòng 2 năm không có tin tức của người chồng/vợ tại nước ngoài thì người vợ/chồng tại Việt Nam có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố người chồng/vợ tại nước ngoài theo Điều 68 nêu trên và yêu cầu được ly hôn để tòa án giải quyết.

Như vậy, thủ tục ly hôn trong trường hợp bạn không xác định được địa chỉ cụ thể của chồng bạn tại nước ngoài thì bạn có thể yêu cầu Tòa án thực hiện thủ tục thông báo tìm kiếm người vắng mặt.

Khi người đó đã mất tích 02 năm mà không hề có tin tức dù đã áp dụng hết các biện pháp tìm kiếm nhưng không được thì Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất tích.

Lúc này bạn xin ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn cho bạn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một trong hai bên ra nước ngoài định cư được thực hiện như thế nào? (2023)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120