Tranh chấp ly hôn và thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn (2023)

tranh chấp ly hônTranh chấp hôn nhân và gia đình là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ly hôn. Khi ly hôn thường phát sinh các tranh chấp sau: Tranh chấp khi ly hôn, tranh chấp tài sản sau ly hôn và tranh chấp nuôi con…

Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH PT sẽ cung cấp tới quý độc giả những thông tin về chủ đề này!

Tranh chấp ly hôn

Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm chính xác về tranh chấp ly hôn nhưng  có thể hiểu đơn giản là tranh chấp về hôn nhân gia đình dẫn tới việc ly hôn có thể là ly hôn đơn phương gây bất đồng quan điểm phân chia về các vấn đề như tài sản, con cái quyền nhân thân…

Tranh chấp ly hôn là tranh chấp về hôn nhân gia đình xảy ra khi hôn nhân tan vỡ: Một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn, Tra nh chấp tài sản và tranh chấp quyền nuôi con, cấp dưỡng sau khi lý hôn, bên không trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.

Tranh chấp chia tài sản chung giữ vợ và chồng sau ly hônáp dụng biện pháp khẩn cấp

Tranh chấp tài sản chung sau ly hôn gồm có:

– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung, tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

– Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn, trừ các tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc tài sản phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản vợ, chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Tranh chấp tài sản chung sau ly hôn của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố khác như:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

– Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Việc tranh chấp tài sản sau ly hôn của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn

Trường hợp thuận tình ly hôn

Theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm. Nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết.

Ngoài ra, Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

Theo quy định trên thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn cho vợ chồng  là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ở của một trong các bên thuận tình ly hôn, quyền nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Trường hợp đơn phương ly hôn

Theo Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, về nơi giải quyết đơn phương ly hôn được quy định như sau:

Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Ngoài ra, theo quy định của khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, vợ/ chồng không được ủy quyền ly hôn cho người khác tham gia tố tụng mà chỉ được nhờ nộp đơn, nộp án phí… Nhưng nếu có lý do không thể tham gia tố tụng thì vợ/ chồng có thể gửi đơn đề nghị xét xử vắng mặt đến Tòa.

Như vậy, theo quy định trên thì cần nộp đơn ly hôn ở Tòa án Nhân dân cấp Huyện theo nơi cư trú hoặc nơi làm việc của chồng/vợ. Hoặc giữa vợ chồng có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú hoặc làm việc của một trong hai người để giải quyết.

rút đơn ly hônTrên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Tranh chấp ly hôn và thẩm quyền giải quyết tranh chấp ly hôn?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

 

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120