Quyền nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào? Người trực tiếp nuôi con có được hạn chế quyền thăm con sau ly hôn không? (2023)

Tôi và chồng cưới nhau đã được 10 năm và có một cháu đã 07 tuổi. Người chồng của tôi nóng tính, do đó phát sinh nhiều mâu thuẫn nên tình cảm vợ chồng không thể hàn gắn, đời sống hôn nhân không thể kéo dài nên tôi muốn ly hôn.

Cho tôi hỏi trường hợp của tôi thì khi ly hôn có cần hỏi ý kiến của con muốn sống với ai không? Quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào? Tôi có được quyền không cho chồng thăm con không?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi. Đội ngũ luật sư sẽ giải đáp thắc mắc của bạn dưới bài viết dưới đây.

từ chối nhận conQuyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?

Việc nuôi con sau khi ly hôn thường sẽ căn cứ vào quyền lợi của con về mọi mặt, từ đó Tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con. Căn cứ vào Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Quy định trên cũng đã nêu rõ, sau khi ly hôn thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Như vậy, trong trường hợp của chị thì con chị đã 07 tuổi nên khi ly hôn thì Tòa án cũng sẽ xem xét nguyện vọng của bé là muốn sống với ai.

Sau khi có quyết định về quyền nuôi con sau khi ly hôn, nếu như bạn hoặc chồng muốn thay đổi quyền nuôi con thì có thể căn cứ vào điều kiện được quy định tại Điều 84 Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn được quy định ra sao?

Theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình 2014, cấp dưỡng được hiểu là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con như sau:

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Từ đó, có thể xác định nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thuộc về người không trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng này sẽ kéo dài đến khi người con đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình. Nếu con bạn có nguyện vọng sống với bạn thì bạn nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ là chồng của bạn.

Người trực tiếp nuôi con có được hạn chế quyền thăm con sau ly hôn không?người trục tiếp nuôi con hạn chế qyyền thăm con

Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Đối chiếu quy định trên, việc thăm nuôi con sau ly hôn là quyền của người không trực tiếp nuôi con mà không ai được cản trở và không hạn chế số lần thăm nom.

Tuy nhiên, trong trường hợp con sống với bạn và có căn cứ cho rằng chồng bạn lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của chồng mình.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Điều kiện nuôi con sau ly hôn

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

không biết nơi cư trú

 

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120