Tiến tới hôn nhân nhưng áp lực kinh tế nên lựa chọn ly hôn (2023)

tiến đến hôn nhân nhưng gặp áp lực kinh tếTỷ lệ các vụ án/vụ việc ly hôn ngày càng gia tăng, đặc biệt là độ tuôi tiến vào hôn nhân ngày càng được trẻ hóa. Nguyên nhân có thể là do hai bên đã hết tình cảm nhưng cũng do những nguyên nhân khác như phía bên gia đình, các yếu tố bên ngoài hay phần đa các cặp vợ chồng ly hôn là vì áp lực kinh tế. Hay nói cách khác, áp lực kinh tế chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến ly hôn.

Áp lực kinh tế, nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hôn nhân

Rất nhiều cặp vợ chồng khi tiến vào hôn nhân vẫn còn thiếu những kỹ năng mềm, các bạn còn quá trẻ khi tiến vào hôn nhân. Có những cặp đôi vẫn còn đang đi học đại học hay vừa mới ra trường, nghề nghiệp vẫn chưa ổn định, thu nhập còn bấp bênh nhưng lại sinh con sớm. Mà khi tâm lý chưa vững mà đã có con khiến mâu thuẫn các cặp vợ chồng trẻ lại càng nhiều, không tập trung để lo cho kinh tế hay phả triển sự nghiệp công việc được nữa. Hầu hết các Quyết định thuận tình ly hôn vợ chồng đều không có tài sản chung.

Thuận tình ly hôn bằng miệng thì có hiệu lực hay không?

Theo Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn

1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.

Theo đó, quan hệ hôn nhân chỉ chấm dứt khi và chỉ khi bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Vì thế trường hợp thỏa thuận ly hôn bằng miệng của vợ chồng với nhau không làm chấm dứt tình trạng hôn nhân của cả hai người. Trong trường hợp này, cả 02 chỉ có thể ra riêng, không ở cùng với nhau (ly thân) nhưng vẫn còn trong mối quan hệ hôn nhân.

Thủ tục thuận tình ly hôn như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.”

Để được Tòa án giải quyết theo thủ tục ly hôn thuận tình thì hai vợ chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ, hồ sơ như sau:

– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);

– CMND/ Căn cước công dân/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);

– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);

– Các tài liệu, chứng cứ, giấy tờ chứng minh về khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (bản sao);

– Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn và hồ sơ xin ly hôn;

– Các giấy tờ, tài liệu khác (nếu có yêu cầu).

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Nguyên nhân ly hôn

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120