Yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời gian tiến hành thủ tục ly hôn khi thấy chòng có hành vi trục lợi tài sản chung(2023)

Trong giai đoạn tiến hành thủ tục ly hôn, tranh chấp tài sản chung giữa vợ và chồng luôn là vấn đề được quan tâm.

Nếu một trong hai có hành vi trục lợi từ tài sản đang tranh chấp trong thời gian tiến hành thủ tục ly hôn thì có được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quy định hay không?

Để giải đáp thắc mắc này, đội ngũ luật sư của Công ty TNHH Luật PT sẽ trình bày dưới đây.biện pháp khẩn cấp khi tranh chấp tài sản trong hôn nhân

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?

Biện pháp tạm thời là biện pháp Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm thi hành án.

Khi nào thì đương sự được yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:

“Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.”

Cụ thể trong trường hợp vợ/chồng có hành vi trục lợi từ tài sản đang tranh chấp với người còn lại thì ta căn cứ điểm c Điều 2 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

“c) Để bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, tức là bảo toàn mối quan hệ, đối tượng có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết

Ví dụ: Trong vụ án ly hôn, người vợ đứng tên sổ tiết kiệm tại ngân hàng, người chồng yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản đứng tên người vợ để bảo đảm cho việc giải quyết phân chia tài sản chung của vợ chồng.”

Vậy theo quy định pháp luật nêu trên, trong trường hợp đang tiến hành thủ tục ly hôn với vợ/chồng và phát hiện vợ/chồng có dấu hiệu trục lợi từ tài sản đang tranh chấp của cả hai, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong toản tài sản chung hoặc cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp giữa hai vợ chồng.

Ai có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?

Tại Điều 112 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có quy định như sau:

“Điều 112. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.

2. Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.”

Vậy trước khi phiên tòa bắt đầu thì Thẩm phán sẽ xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; trong phiên tòa thì thẩm quyền sẽ thuộc về Hội đồng xét xử.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Áp dụng biện pháp khẩn cấp về tài sản đang tranh chấp trong thời gian ly hôn

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

kháng cáo quyết định hình sự sơ thẩm

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120