Giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân đều dựa trên cơ sở bình đẳng, chính vì vậy khi ly hôn vợ và chồng cũng bình đẳng về quyền yêu cầu ly hôn. Nhưng trong một số trường hợp, pháp luật cũng đã quy định một số trường hợp bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.
Ai có quyền yêu cầu ly hôn
Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định chủ thể có quyền yêu cầu Toàn án giải quyết ly hôn bao gồm:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Các trường hợp bị hạn chế quyền ly hôn
Vợ và chồng đều được tôn trọng, bình đẳng về quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, xuất phát từ vấn đề đảm bảo cho người vợ thực hiện tốt chức năng làm mẹ và bảo vệ quyền lợi của người con nên tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Trường hợp người vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu xin ly hôn. Trong trường hợp này, Tòa án sẽ không thụ lý đơn xin ly hôn của người chồng. Người chồng phải đợi đến khi người vợ sinh con xong và đứa trẻ trên 12 tháng tuổi mới được tiếp tục xin ly hôn.
Quy định này cũng không quy định nếu người vợ có mang thai không phải con ruột của người chồng thì sẽ có trường hợp khác. Do đó, nếu chồng có phát hiện người vợ ngoại tình và có thai với người khác thì cũng không được đơn phương ly hôn mà phải chờ đứa bé trên 12 tháng tuổi thì mới được xin ly hôn.
Tuy nhiên, quy định này chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng. Có nghĩa là nếu người vợ làm đơn xin ly hôn, mặc dù đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì Tòa án vẫn thụ lý, giải quyết như những trường hợp bình thường khác.
Chồng cũng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp không có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được (theo khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình2014).
Các quy định trên đã khẳng định việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình (điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014): vợ, chồng bình đẳng; Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con; Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Các trường hợp bị hạn chế quyền ly hôn
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.
CÔNG TY LUẬT PT
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Xin trân trọng cảm ơn!