Tình trạng tái hôn không còn xa lạ trong cuộc sống hàng ngày. Vì những lý do không mong muốn mà họ quyết định chấm dứt quan hệ vợ chồng với người trước và bắt đầu một cuộc sống hôn nhân với người mới. Bên cạnh những nghĩa vụ với gia đình cũ, nhiều người cũng vẫn giữ được quyền nuôi con.
Vậy sau một thời gian chung sống vẫn không hòa hợp những cặp đôi tái hôn lựa chọn ly hôn thì người chồng mới/vợ mới có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con riêng không?
Để giải đáp thắc mắc này, Công ty TNHH Luật PT sẽ trả lời rõ trong bài viết dưới đây!
Nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định hiện hành
Cấp dưỡng là việc một người phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
Tại khoản 1 Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau
“ Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.”
Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng
- Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng
- Người được cấp dưỡng và người có nghĩa vụ cấp dưỡng không cùng sống chung với nhau hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
- Người được cấp dưỡng là người chưa thành niên hoặc là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu.
- Người có nghĩa vụ cấp dưỡng là nguời đã thành niên có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
Như vậy, khi đáp ứng đủ các điều kiện trên thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ phát sinh.
Cha dượng/ mẹ kế có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con riêng không?
Cha dượng/ mẹ kế có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ không là một câu hỏi được nhiều người quan tâm khi mối quan hệ của họ thật sự đặc biệt.
Căn cứ khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
“1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”
Bên cạnh đó, Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau:
“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”
Như vậy, quan hệ cha con, mẹ con ở đây là con ruột hoặc con nuôi. Nếu bạn chưa nhận con riêng của vợ làm con nuôi thì bạn không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con riêng đó khi ly hôn. Con riêng của vợ thì vợ và cha đẻ của đứa trẻ phải có trách nhiệm với con.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Cha dượng/mẹ kế có nghĩa vụ nuôi dưỡng con riêng của vợ không? (2023)
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.
CÔNG TY LUẬT PT
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Xin trân trọng cảm ơn!