Làm sao để ly hôn khi cả hai vợ chồng đều ở nước ngoài? Có thể uỷ quyền cho Luật sư ra tòa để ly hôn được không? (2023)

Tôi muốn hỏi thủ tục ly hôn khi cả hai vợ chồng đều đang ở nước ngoài? Có thể uỷ quyền cho Luật sư ra tòa để ly hôn được không?

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

 1. Thuận tình ly hôn là gì?

Căn cứ theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Thuận tình ly hôn” là việc vợ chồng cùng muốn yêu cầu để thực hiện việc “ly hôn” khi cùng cảm thấy cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc và có nhiều mâu thuẫn không thể giải hòa.

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì vợ chồng bạn đều đồng ý ly hôn, do đó được xác định là thuận tình ly hôn.

2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn được pháp luật quy định như thế nào?

kháng cáo bản án hình sự sơ thẩmCăn cứ điểm b khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh như sau:

“1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

…”

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng quy định Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:

“3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”

Đối chiếu quy định trên, như vậy, vợ chồng bạn phải nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại nơi cư trú của bạn hoặc chồng bạn ở Việt Nam để giải quyết.

3. Việc các bên ủy quyền cho Luật sư ra tòa ly hôn có được không?

cung cấp thông tinTheo khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về người đại diện như sau:

“4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.”

Như vậy, khi ly hôn đương sự không thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng được, nên bạn không thể ủy quyền cho Luật sư để ly hôn thay hai vợ chồng bạn. Vậy nên, hai vợ chồng bạn phải về Việt Nam để giải quyết việc ly hôn.

4. Thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 396 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn như sau:

Điều 396. Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

1. Vợ, chồng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn phải có đơn yêu cầu. Đơn phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này.

2. Vợ, chồng cùng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn yêu cầu. Trong trường hợp này vợ, chồng cùng được xác định là người yêu cầu.

3. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ chứng minh thỏa thuận về thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là có căn cứ và hợp pháp.”

Như vậy, đơn yêu cầu thuận tình ly hôn được gửi đến Tòa án phải ký tên hoặc điểm chỉ của vợ, chồng. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ chứng minh thỏa thuận về thuận tình ly hôn.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Làm sao để ly hôn khi cả hai vợ chồng đều ở nước ngoài? (2023)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120