Điều tra, đánh giá đất đai gồm những nội dung gì? Nguyên tắc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai là gì? Việc công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề trên.
1. Căn cứ pháp lý
Thông tư 60/2015/TT-BTNMT Quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai
2. Điểu tra, đánh giá đất đai bao gồm những nội dung gì theo quy định của Luật đất đai?
Căn cứ khoản 2 Điều 32 Luật Đất đai 2013 quy định về nội dung hoạt động kiểm tra, đánh giá đất đai như sau:
“Điều 32. Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai
…2. Điều tra, đánh giá đất đai bao gồm các nội dung sau đây:
a) Lấy mẫu, phân tích, thống kê số liệu quan trắc đất đai;
b) Xây dựng bản đồ về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp, giá đất;
c) Xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp, giá đất;
d) Xây dựng báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, báo cáo về giá đất và biến động giá đất.”
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 60/2015/TT-BTNMT quy định về xác định nội dung của việc điều tra, đánh giá như sau:
“Điều 9. Xác định mục tiêu, nội dung của việc điều tra, đánh giá đất đai
…3. Xác định nội dung điều tra, đánh giá đất đai, gồm:
a) Xây dựng báo cáo điều tra, đánh giá đất đai;
b) Xây dựng bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai, bản đồ đất bị ô nhiễm, bản đồ phân hạng đất nông nghiệp.”
Việc xác định điều tra, đánh giá đất đai bao gồm việc xây dựng báo cáo điều tra, đánh giá đất đai; Xây dựng bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai, bản đồ đất bị ô nhiễm, bản đồ phân hạng đất nông nghiệp. Và sau đó sẽ thực hiện các hoạt động điều tra, đánh giá theo khoản 2 Điều 32 Luật Đất đai 2013.
3. Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai được áp dụng cho những đối tượng nào theo quy định của Luật đất đai?
Căn cứ vào Điều 1; Điều 2 Thông tư 60/2015/TT-BTNMT quy định về đối tượng áp dụng cho việc điều tra, đánh giá đất đai như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định chi tiết kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai theo quy định của Luật Đất đai, bao gồm:
a) Kỹ thuật điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai;
b) Kỹ thuật điều tra, đánh giá ô nhiễm đất;
c) Kỹ thuật điều tra, phân hạng đất nông nghiệp;
d) Kỹ thuật quan trắc giám sát tài nguyên đất.
2. Kỹ thuật điều tra, đánh giá thoái hóa đất; thống kê kiểm kê đất đai; điều tra thống kê giá đất; theo dõi biến động giá đất thực hiện theo Thông tư khác của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề thực hiện theo quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai lần tiếp theo.
4. Đối tượng áp dụng gồm các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc điều tra, đánh giá đất đai có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Điều 2. Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai
1. Đối tượng điều tra, đánh giá chất lượng đất; tiềm năng đất đai; quan trắc, giám sát tài nguyên đất là toàn bộ diện tích tự nhiên (trừ đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất quốc phòng, an ninh và núi đá không có rừng cây).
2. Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất là các loại đất thuộc khu vực có nguồn gây ô nhiễm trên địa bàn tỉnh.
3. Đối tượng điều tra, phân hạng đất nông nghiệp là toàn bộ diện tích nhóm đất nông nghiệp trừ đất nông nghiệp khác.
4. Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề là một hoặc nhiều loại đất cụ thể được xác định theo quyết định phê duyệt nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền.”
Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai được áp dụng cho những đối tượng sau đây:
– Đối tượng áp dụng về hoạt động đánh giá, điều tra đất đai bao gồm các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc điều tra, đánh giá đất đai có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
– Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai:
+ Đối tượng điều tra, đánh giá chất lượng đất; tiềm năng đất đai; quan trắc, giám sát tài nguyên đất là toàn bộ diện tích tự nhiên (trừ đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất quốc phòng, an ninh và núi đá không có rừng cây).
+ Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất là các loại đất thuộc khu vực có nguồn gây ô nhiễm trên địa bàn tỉnh.
+ Đối tượng điều tra, phân hạng đất nông nghiệp là toàn bộ diện tích nhóm đất nông nghiệp trừ đất nông nghiệp khác.
+ Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề là một hoặc nhiều loại đất cụ thể được xác định theo quyết định phê duyệt nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền
4. Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai được thực hiện dựa trên nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 60/2015/TT-BTNMT thì hoạt động điều tra, đánh giá đất đai được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau: Số liệu kết quả điều tra, đánh giá đất đai được thống kê từ diện tích các khoanh đất; Khi thực hiện các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai trong cùng một kỳ (lần đầu hoặc lần tiếp theo), các sản phẩm phải được kế thừa, đảm bảo không lặp lại nội dung công việc trên một địa bàn.
5. Công tác điều tra, đánh giá đất đai bao gồm những vấn đề gì?
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 60/2015/TT-BTNMT quy định về lập đề cương dự án và dự toán kinh phí thực hiện dự án gồm các nội dung sau:
– Xác định sự cần thiết của dự án, gồm:
+ Xác định những căn cứ pháp lý và cơ sở xây dựng dự án;
+ Xác định thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư, chủ quản đầu tư, đơn vị lập dự án, đơn vị thực hiện dự án, đơn vị phối hợp thực hiện dự án.
– Đánh giá khái quát về hiện trạng tư liệu có liên quan đến dự án, gồm:
+ Đánh giá thực trạng các tư liệu, những công việc đã làm có liên quan đến điều tra, đánh giá đất đai;
+ Đánh giá mức độ sử dụng các tư liệu đã có cho dự án.
– Xác định nội dung, phương pháp thực hiện và sản phẩm của dự án, gồm:
+ Xác định nội dung của từng bước công việc thực hiện;
+ Xác định những phương pháp, giải pháp kỹ thuật – công nghệ để thực hiện;
+ Xác định sản phẩm của dự án và thời gian hoàn thành.
– Lập dự toán kinh phí dự án, gồm:
+ Xác định căn cứ lập dự toán kinh phí;
+ Xác định tổng dự toán kinh phí của dự án;
+ Xác định dự toán chi tiết cho từng hạng mục công việc của dự án.
– Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện dự án, gồm:
+ Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện dự án;
+ Xây dựng tiến độ chung và tiến độ thực hiện từng nội dung công việc;
+ Dự kiến tiến độ cấp phát kinh phí để thực hiện các công việc của dự án.
– Tổng hợp, xây dựng dự án.
– Trình duyệt dự án.
Như vậy, để chuẩn bị cho công tác điều tra, đánh giá đất đai thì một trong nhưng hoạt động chuẩn bị quan trọng đó là vấn đề lập đề cương dự án và dự toán kinh phí thực hiện dự án thể hiện qua các nội dung: Xác định sự cần thiết của dự án; Đánh giá khái quát về hiện trạng tư liệu có liên quan đến dự án; Xác định nội dung, phương pháp thực hiện và sản phẩm của dự án; Lập dự toán kinh phí dự án; Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện dự án; Tổng hợp, xây dựng dự án; Trình duyệt dự án.
6. Cần thu thập các tài liệu gì để phục vụ cho việc điều tra, đánh giá đất đai theo Luật đất đai?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 60/2015/TT-BTNMT thì thần thu thập các tài liệu sau đây để phục vụ cho việc điều tra, đánh giá đất đai:
-Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến việc lập dự án điều tra, đánh giá đất đai.
-Thu thập các chương trình, dự án, đề tài đã nghiên cứu trước đây có liên quan đến điều tra, đánh giá đất đai.
-Đánh giá chất lượng, tính thời sự và độ tin cậy của các tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập.
-Lựa chọn những tài liệu đã thu thập phục vụ lập dự án.
7. Thời điểm nộp báo cáo kết quả điều tra đánh giá đất đai là khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BTNMT quy định như sau:
“Điều 10. Thời điểm báo cáo, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai
1. Thời điểm nộp báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đất đai trước ngày 15 tháng 3 các năm có số cuối là số 5 và số 0.
Đối với kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất lần đầu nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 3 năm 2015.
Đối với kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai, ô nhiễm đất và phân hạng đất nông nghiệp lần đầu nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 3 năm 2020.
2. Thời điểm nộp báo cáo kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất trước ngày 15 tháng 3 hàng năm, bắt đầu từ năm 2020, trừ những năm thực hiện công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Thời điểm nộp báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề được thực hiện theo yêu cầu của dự án nhiệm vụ.
4. Kết quả điều tra, đánh giá đất đai được công bố công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.“
Như vậy theo quy định trên thời điểm nộp báo cáo kết quả điều tra đánh giá đất đai như sau:
– Thời điểm nộp báo cáo kết quả điều tra đánh giá đất đai trước ngày 15 tháng 3 các năm có số cuối là số 5 và số 0.
– Đối với kết quả điều tra đánh giá thoái hóa đất lần đầu nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 3 năm 2015.
– Đối với kết quả điều tra đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai, ô nhiễm đất và phân hạng đất nông nghiệp lần đầu nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 3 năm 2020.
8. Công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai
Tài liệu công bố kết quả điều tra đánh giá đất đai gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 35/2014/TT-BTNMT quy định tài liệu công bố kết quả điều tra đánh giá đất đai gồm những giấy tờ sau:
– Quyết định phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; quan trắc giám sát tài nguyên đất.
– Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; báo cáo kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất.
– Bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất, ô nhiễm đất; phân hạng đất nông nghiệp.
Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 35/2014/TT-BTNMT quy định trách nhiệm thực hiện, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai như sau:
-Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm:
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện điều tra, đánh giá đất đai trên phạm vi cả nước.
+ Triển khai thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, cấp vùng.
+ Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất theo mô hình thống nhất, tổ chức thực hiện việc quan trắc giám sát tài nguyên đất.
+ Triển khai thực hiện điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai.
+ Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của cấp tỉnh.
+ Tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch thực hiện; kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, cấp vùng; kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề và công bố kết quả trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
+ Phê duyệt kế hoạch thực hiện, kết quả điều tra, đánh giá đất đai tại địa phương và công bố trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đất đai về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
+ Xây dựng kế hoạch điều tra, đánh giá đất đai tại địa phương.
+ Triển khai thực hiện điều tra, đánh giá đất đai tại địa phương.
+ Tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kế hoạch thực hiện; kết quả điều tra, đánh giá đất đai tại địa phương và công bố trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Điều tra, đánh giá đất đai gồm những nội dung gì? Việc công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai thực hiện như thế nào? (2023)
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.
CÔNG TY LUẬT PT
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Xin trân trọng cảm ơn!