Thai nhi trong bụng mẹ có được coi là người có năng lực pháp luật dân sự không? Hành vi xâm phạm thai nhi bị xử lý như thế nào? (2023)

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Bộ luật Hình sự 2015

Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự 2015

Nghị định 117/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

2. Thai nhi trong bụng mẹ có được coi là người có năng lực pháp luật dân sự không?

Căn cứ khoản 3 Điều 16 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.”

Theo như qui định trên, năng lực pháp luật dân sự có từ khi người đó sinh ra, do vậy thai nhi trong bụng mẹ không được coi là người có năng lực pháp luật dân sự.

thai nhi3. Thai nhi trong bụng mẹ có được pháp luật bảo vệ quyền lợi không?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 593 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

Điều 593. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm

1. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:

a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;

b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.

2. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.”

Căn cứ vào Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 613. Người thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Xét thêm căn cứ tại khoản 1 Điều 660 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật

1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Như vậy, tuy không có quy định cụ thể nào là pháp luật bảo vệ quyền lợi của thai nhi nhưng căn cứ tại các quy định trên, thai nhi vẫn được pháp luật bảo vệ quyền lợi. Cụ thể, thai nhi là con của người chết và còn sống sau khi được sinh ra sẽ được hưởng tiền cấp dưỡng đến khi đủ mười tám tuổi và thai nhi cũng được hưởng thừa kế theo pháp luật.

4. Xâm phạm thai nhi trong bụng mẹ sẽ bị xử lý như thế nào?

Việc xâm hại bào thai có thể thực hiện qua hành vi cố ý gây tổn hại đến sức khỏe của người phụ nữ đang có thai được qui định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự 2017 quy định như sau:

Điều 22. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;..

Theo đó, người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% mà biết người đó có thai sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Căn cứ tại Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP qui định như sau:

Điều 100. Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

5. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;

b) Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.”

Như vậy, hành vi loại bỏ thai nhi vì lựa chọn giới tính sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo từng trường hợp theo qui định, đồng thời áp dụng hình phạt bổ sung.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 316 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 118 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự 2017 quy định như sau:

Điều 316. Tội phá thai trái phép

1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Theo đó, việc phá thai trái phép tùy theo từng trường hợp sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, đã có những quy định để pháp luật bảo vệ quyền lợi của thai nhi trong bụng mẹ, việc xâm phạm thai nhi tùy vào từng trường hợp sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo các quy định nêu trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Thai nhi trong bụng mẹ có được coi là người có năng lực pháp luật dân sự không? Hành vi xâm phạm thai nhi bị xử lý như thế nào? 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120