Biện pháp xử lý khi khách hàng không thanh toán công nợ (2022)

Công nợ là gì? Biện pháp xử lý khi khách hàng không thanh toán công nợ? Không có hợp đồng mua bán có khởi kiện đòi công nợ được không? Bài viết này sẽ làm rõ các vấn đề pháp lý trên.

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Luật Thương mại 2005

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

2. Công nợ là gì?

Công nợ là khi một doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán cho các nhân tổ chức mà số tiền còn lại nợ đến kì sau.

Công nợ phải thu từ khách hàng là khi một tổ chức doanh nghiệp đã xuất hàng hóa thành phẩm cho khách hàng đã có hóa đơn chứng từ kê khai thuế. Tuy nhiên khách hàng vẫn chưa thanh toán hoặc việc thanh toán mới thực hiện được một phần.

Phân loại công nợ

Công nợ được chia thành hai loại đó là công nợ phải thu và công nợ phải trả:

  • Công nợ phải thu

Công nợ phải thu bao gồm: tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền, hay các khoản đầu tư tài chính.

  • Công nợ phải trả

Công nợ phải trả bao gồm:  tiền trả cho nhà cung cấp về vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…mà doanh nghiệp chưa thanh toán tiền.

  • Ngoài ra trong doanh nghiệp còn có các khoản công nợ khác như các khoản phải thu hộ nội bộ, khoản TẠM ỨNG, tiền bồi thường, khoản phải trả cho công nhân viên, các loại thuế phải nộp cho nhà nước…

3. Quy trình thu hồi công nợ

Bước 1. Xác định khoản phải thu tối thiểu của mỗi khách hàng.

Bước 2. Phân loại khách nợ: Dựa vào tính chất khách hàng nợ để chia thành hai nhóm: quan trọng và có thể chấm dứt hợp tác.

Bước 3. Chọn người thu hồi nợ.

Bước 4. Nhắc nhở khách hàng thanh toán trước khi đáo hạn: Trước khoản 10 ngày đến hạn thanh toán nợ nên có biện pháp nhắc nhở khách hàng trả nợ qua điện thoại hoặc Email. Đối với một số trường hợp khách đặc biệt nên sắp xếp một cuộc hẹn để trao đổi trước.

Bước 5. Đàm phán với khách nợ

Bước 6. Khởi kiện đến toà án để đòi nợ.

4. Các biện pháp xử lý khi khách hàng không thanh toán công nợ

Trường hợp khách hàng không thanh toán công nợ theo hợp đồng, tức là khách hàng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên doanh nghiệp có thể áp dụng các chế tài thương mại theo quy định của Luật Thương mại 2005. Quy định như sau:

– Áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng Hợp đồng

Buộc thực hiện đúng Hợp đồng được quy định ở Điều 297 Luật Thương mại 2005, bên bị vi phạm nghĩa vụ thanh toán được quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng, nghĩa là phải thanh toán đầy đủ tiền theo quy định của Hợp đồng.

Doanh nghiệp có thể gia hạn thêm một thời gian hợp lý để khách hàng khắc phục vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào hai bên thỏa thuận.

– Áp dụng chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Doanh nghiệp chỉ được áp dụng chế tài phạt vi phạm khi: Có vi phạm xảy ra; Hai bên có thỏa thuận phạt vi phạm trong Hợp đồng;

Doanh nghiệp được áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại nếu: Có hành vi vi phạm xảy ra; Có thiệt hại xảy ra; Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra

Vì vậy, doanh nghiệp muốn xử lý việc khách hàng không thanh toán tiền bằng chế tài phạt vi phạm thì khi ký hợp đồng hai bên phải thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng. Còn nếu muốn bồi thường thiệt hại thì nhất thiết phải chứng minh được thiệt hại xuất phát từ việc chậm thanh toán tiền của khách hàng.

Ngoài ra, Doanh nghiệp có quyền yêu cầu tiền lãi suất chậm do chậm thanh toán theo quy định của Điều 306 Luật Thương mại 2005. Khách hàng phải trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

– Hủy bỏ hợp đồng

Doanh nghiệp được áp dụng chế tài hợp đồng nếu:

+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng. Nếu hợp đồng có thỏa thuận bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán là điều kiện để hủy bỏ Hợp đồng thì khi khách hàng không thanh toán tiền doanh nghiệp có quyền hủy bỏ hợp đồng

+ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ Hợp đồng. Theo quy định của Luật Thương mại, “ vi phạm cơ bản nghĩa là vi phạm làm cho bên kia mất đi quyền lợi mà họ mong đợi từ Hợp đồng”. Đối với doanh nghiệp điều mà họ mong đợi nhất từ hợp đồng là nhận được khoản thanh toán. Do đó việc bên mua không thanh toán tiền có thể xem như là hành vi vi phạm cơ bản.

Vì vậy trong trường hợp này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng chế tài hủy bỏ Hợp đồng để xử lý vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Doanh nghiệp có thể áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng một phần đối với phần hàng mà khách hàng chưa thanh toán. Hợp đồng sẽ không có hiệu lực đối với phần hợp đồng vi phạm và các phần còn lại vẫn có hiệu lực.

– Giải quyết tranh chấp

Trong trường hợp đã áp dụng các chế tài thương mại nhưng khách hàng vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì doanh nghiệp có quyền được KHỞI KIỆN ra cơ quan giải quyết tranh chấp.

Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp thương mại là 2 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của một bên bị xâm hại.

Doanh nghiệp có thể áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp như sau: Thương lượng, hòa giải; Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án hoặc Trọng tài

5. Không có hợp đồng mua bán có khởi kiện đòi công nợ được không?

Căn cứ quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 440 Bộ luật này thì:

– Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.

– Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.

– Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.

Theo quy định này, trong trường hợp hai bên có phát sinh giao dịch mua bán nhưng bên mua không thực hiện nghĩa vụ trả tiền là đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Do vậy, bên bán có quyền khởi khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Lưu ý:

Khi nộp hồ sơ khởi kiện, công ty khởi kiện cần nộp kèm theo các chứng cứ chứng minh cho giao dịch mua bán của hai bên như hóa đơn, chứng từ chứng minh việc giao hàng,…mặc dù không có hợp đồng mua bán nhưng có các tài liệu, giấy tờ khác chứng minh cho hoạt động mua bán của hai bên thì vẫn có thể làm cơ sở để giải quyết đòi quyền lợi.

Trường hợp hai bên đã xuất đầy đủ hóa đơn GTGT và có xác nhận nợ thì sẽ có cơ sở hơn trong vấn đề giải quyết công nợ. Trường hợp hai bên chỉ giao hàng mà không có xuất hóa đơn, chưa xác nhận công nợ thì việc giải quyết thu hồi nợ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Biện pháp xử lý khi khách hàng không thanh toán công nợ (2022)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120