Quy định pháp luật 2022 về đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền, hợp đồng uỷ quyền vô hiệu

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

2. Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền như sau:

Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

Như vậy, bạn được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng ủy quyền đối với bên nhận ủy quyền bất cứ lúc nào nhưng hậu quả pháp lý mỗi trường hợp khác nhau, cụ thể như sau:

Đối với trường hợp ủy quyền có thù lao, bạn được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải trả thù lao với công việc đã thực hiện và bồi thường thiệt hại cho bên được ủy quyền (nếu có)

Đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, bạn được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước trong thời gian hợp lý.

3. Hợp đồng ủy quyền có thời hạn trong bao lâu theo quy định hiện nay?

Căn cứ Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời gian ủy quyền như sau:

Điều 563. Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Theo quy định trên thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm.

4. Khi được ủy quyền, bên được ủy quyền có nghĩa vụ gì theo quy định hiện nay?

Căn cứ tại Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bên được ủy quyền có nghĩa vụ như sau:

Điều 565. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền

  1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
  2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
  3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
  4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
  5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
  6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.

5. Hợp đồng ủy quyền bắt buộc phải cùng có mặt để lập hợp đồng ủy quyền không?

Căn cứ tại Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định công chứng hợp đồng ủy quyền như sau:

Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền

  1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
  2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Theo quy định trên trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Do đó hợp đồng ủy quyền không yêu cầu cả hai bên đều phải có mặt tại cùng một tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện việc lập và công chứng.

6. Hợp đồng ủy quyền vô hiệu trong trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy theo quy định trên hợp đồng ủy quyền sẽ vô hiệu nếu rơi vào một trong các trường hợp sau đây:

– Chủ thể của hợp đồng uỷ quyền không đủ điều kiện hoặc không đảm bảo: Không đảm bảo năng lực hành vi dân sự phù hợp, không tự nguyện, không đảm bảo về hình thức của hợp đồng uỷ quyền: Do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

– Vi phạm điều cấm của Luật, trái đạo đức xã hội: Hiện nay, pháp luật đặt ra những quy định mà mỗi cá nhân, tổ chức đều phải thực hiện theo. Do đó, cũng như các giao dịch khác, hợp đồng uỷ quyền cũng cần phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của luật, đạo đức xã hội.

– Do giả tạo: Nhằm để che giấu một hợp đồng khác đằng sau hợp đồng uỷ quyền (ví dụ hợp đồng mua bán…) mà các bên lập hợp đồng uỷ quyền thì hợp đồng này cũng sẽ bị tuyên vô hiệu.

7. Trường hợp nào các bên phải tự mình thực hiện mà không được thông qua hợp đồng ủy quyền?

khước từCăn cứ tại khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:

Thủ tục đăng ký kết hôn

  1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
  2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

Như vậy theo quy định trên các bên nam nữ phải tự mình ký vào sổ hộ tịch cũng như giấy đăng ký kết hôn. Do đó, trường hợp nam nữ kết hôn không thể uỷ quyền cho người thứ ba thực hiện thay.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

Công chứng di chúc

  1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
  2. Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.

Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.

  1. Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.

Như vậy theo quy định trên người để lại di chúc bắt buộc phải tự mình đến tổ chức hành nghề công chứng để công chứng di chúc bởi việc để lại di sản của mình cho người khác sau khi chết cũng cần dựa vào sự tự nguyện, người để lại di chúc phải minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc.

8. Công chứng hợp đồng ủy quyền được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định về việc công chứng hợp đồng ủy quyền như sau:

– Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

– Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Quy định pháp luật 2022 về đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền, hợp đồng uỷ quyền vô hiệu

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120