Thành viên hội đồng xét xử vụ án hình sự gồm những ai? 2022
Trong mỗi vụ án, hội đồng xét xử là những người có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Vậy luật sư cho tôi hỏi thành viên hội đồng xét xử vụ án hình sự gồm những ai?
Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:
-
Hội đồng xét xử là gì?
Hội đồng xét xử là Hội đồng gồm các Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân do Tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa các vụ án và ra bản án hoặc quyết định đối với các vụ án.
Pháp luật quy định về thành phần của Hội đồng xét xử theo từng cấp xét xử và loại vụ án.
Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trong quá trình xét xử, nếu có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân không tiếp tục tham gia xét xử được thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án, nếu có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân dự khuyết thay thế. Trong trường hợp không có người thay thế ngay thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.
Hội đồng xét xử làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số.
Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán.
2. Quy định chung về hội đồng xét xử
Pháp luật quy định cụ thể thành phần của Hội đồng xét xử, Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân đối với án hình sự, án dân sự; hai Thẩm phán và một Hội thẩm nhân dân đối với án kinh tế, án hành chính.
Trong trường hợp vụ án hình sự có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, kể cả các vụ án mà theo khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình, thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm nhân dân.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm gồm ba Thẩm phán. Khi Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì Hội đồng xét xử gồm những thành viên của tổ chức đó và phải bảo đảm có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia.
Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trong quá trình xét xử, nếu có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân không tiếp tục tham gia xét xử được thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án, nếu có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân dự khuyết thay thế.
Trong trường hợp không có người thay thế ngay thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa. Hội đồng xét xử phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách trực tiếp hỏi và nghe ý kiến của các đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người lầm chứng, người giám định, nghe ý kiến của người bào chữa và xem xét vật chứng.
Sau khi xem xét những tình tiết khách quan của vụ án, Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án. Hội đồng xét xử làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.
Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số trong Hội đồng xét xử có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ.
Mọi ý kiến thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử phải được ghi lại bằng biên bản.
Đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xét xử tại các phiên tòa là yêu cầu quan trọng trong hoạt động tố tụng.
Việc tăng cường vai trò của Hội đồng xét xử sẽ góp phần đảm bảo cho hoạt động xét xử các vụ án được tiến hành công khai, khách quan, đúng pháp luật. Đây cũng chính là nhân tố quan trọng nhằm góp phần đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động xét xử ở nước ta hiện nay.
3. Hội đồng xét xử sơ thẩm
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 254 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về Thành phần Hội đồng xét xử:
“Điều 254. Thành phần Hội đồng xét xử
- Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
- Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.”
Theo đó, Khoản 1 Điều này quy định hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Theo quy định trên, với phiên tòa xét xử sơ thẩm, hội đồng xét xử sẽ có từ 01 đến 02 thẩm phán và từ 02 đến 03 hội thẩm tùy theo mức độ phức tạp của vụ án.
– Với các vụ án thông thường, không quá phức tạp, hội đồng xét xử sẽ gồm 01 thẩm phán và 02 hội thẩm.
– Với các vụ án có tính chất phức tạp như sau sẽ có thể có (không bắt buộc) 02 thẩm phán và 03 hội thẩm:
+ Vụ án có tính chất phức tạp do có nhiều bị cáọ, nhiều người bị hại, nhiều người làm chứng, nhiều chứng cứ phải xem xét, phải xét xử trong nhiều ngày.
+ Vụ án có liên quan đến chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo nên cần có thêm hội thẩm nhân dân là những người trong dân tộc, trong tôn giáo.
Cũng theo khoản 1 Điều 254, đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 02 thẩm phán và 03 hội thẩm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm
“Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm
- Hội thẩm được phân công xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;
b) Tiến hành xét xử vụ án;
c) Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
2. Hội thẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.”
Theo đó, hội thẩm được phân công xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có nhiệm vụ, quyền hạn:
– Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;
– Tiến hành xét xử vụ án;
– Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
Đồng thời, hội thẩm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Ngoài thành phần hội đông xét xử chính thức, tại phiên tòa còn có thể có thẩm phán và hội thẩm dự khuyết để thay thế thẩm phán hay hội thẩm khi cần thiết.
Lưu ý: Trường hợp xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn thì không có sự tham gia của hội thẩm và sẽ do 01 thẩm phán tiến hành xét xử (căn cứ Điều 22 và Điều 463 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015).
“Điều 22. Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia
Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định.”
“Điều 463. Phiên tòa xét xử sơ thẩm
- Phiên tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.
- Sau phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Kiểm sát viên công bố quyết định truy tố.
- Các trình tự, thủ tục khác tại phiên tòa xét xử sơ thẩm được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này nhưng không tiến hành nghị án.”
-
Hội đồng xét xử phúc thẩm
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 254 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 03 Thẩm phán.
“Điều 254. Thành phần Hội đồng xét xử
- Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
- Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.”
5. Các trường hợp thay đổi thẩm phán, hội thẩm
Căn cứ theo quy định tại Điều 49, 53 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
“Điều 49. Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
- Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
- Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
- Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”
“Điều 53. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
- Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.”
Theo đó, thẩm phán, hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
– Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
– Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
– Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
– Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
– Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.
Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0888181120