Tài sản của người chưa thành niên. Ông bà có được quản lý khi bố mẹ đi nước ngoài? Bố mẹ có được bán tài sản của con chưa thành niên không? 2022

Tài sản của người chưa thành niên. Ông bà có được quản lý khi bố mẹ đi nước ngoài? Bố mẹ có được bán tài sản của con chưa thành niên không? 2022

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

1.      Bố mẹ đi nước ngoài, con ở trong nước sẽ được ai nuôi dưỡng?

Căn cứ theo quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ:

 “Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

  1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
  2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Trong đó, Khoản 2 Điều này nêu rõ: Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội

Theo quy định này, bố mẹ có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành niên hoặc đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự/không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Đồng thời, hiện các văn bản pháp luật không có quy định cụ thể về việc nếu trong thời kỳ hôn nhân, cả hai vợ chồng đều không đủ điều kiện nuôi con thì sẽ giải quyết thế nào trừ trường hợp bố mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con thì có thể yêu cầu người giám hộ.

Theo đó, người giám hộ sẽ chăm sóc, giáo dục, đại diện trong các giao dịch dân sự, quản lý tài sản cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Như vậy, mặc dù bố mẹ ra nước ngoài nhưng hai người có thể thoả thuận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên. Nếu thật sự không đủ điều kiện để chăm sóc, giáo dục con thì có thể yêu cầu cử người giám hộ cho con.

 

2.      Ông bà có được quản lý tài sản của cháu khi bố mẹ đi nước ngoài?

Căn cứ theo quy định tại Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về Quản lý tài sản riêng của con:

“Điều 76. Quản lý tài sản riêng của con

  1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
  2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
  3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
  4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.”

Theo đó, việc quản lý tài sản riêng của con, pháp luật đã quy định như sau:

– Con dưới 15 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự: Tài sản riêng của con do cha, mẹ quản lý. Và bố mẹ có thể uỷ quyền cho người khác quản lý số tài sản riêng này của con.

– Con được người khác giám hộ: Bố mẹ không quản lý tài sản riêng của con mà sẽ do người giám hộ quản lý.

Như vậy, có thể xét đến hai trường hợp. Nếu bố mẹ đi nước ngoài nhưng vẫn có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con thì việc quản lý tài sản vẫn thuộc quyền của cha, mẹ. Và trong trường hợp này, nếu bố mẹ uỷ quyền cho ông bà quản lý tài sản của cháu thì việc quản lý tài sản sẽ do ông bà thực hiện.

Ngược lại, nếu bố mẹ không có đủ điều kiện để chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ thì tài sản của con sẽ do người giám hộ thực hiện.

Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Dân sự năm 2015 Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên:

“Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

  1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
  2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
  3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.”

Theo đó, pháp luật quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, được xác định theo thứ tự sau đây:

– Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả.

– Anh ruột hoặc chị ruốt tiếp theo nếu anh/chị cả không có đủ điều kiện trừ thoả thuận anh/chị ruột khác.

– Ông bà nội, ông bà ngoại nếu không có anh/chị ruột.

Nói tóm lại, trong một số trường hợp, ông bà vẫn có quyền quản lý tài sản của cháu gồm: Bố mẹ uỷ quyền cho ông bà hoặc khi ông bà là người giám hộ trong trường hợp cháu cần có người giám hộ như phân tích ở trên.

tài sản của

3. Cha mẹ có được bán tài sản của con chưa thành niên không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Người chưa thành niên:

“Điều 21. Người chưa thành niên

  1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
  2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
  3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

Cụ thể, người chưa thành niên được định nghĩa tại Khoản 1 Điều này như sau: “1.Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.”

Theo đó, giao dịch liên quan đến người chưa thành niên được nêu cụ thể tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 21 Luật này như sau:

– Người chưa đủ 06 tuổi: Giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp luật thực hiện.

– Người từ đủ 06 – chưa đủ 15 tuổi: Giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý trừ khi phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của lứa tuổi.

– Người từ đủ 15 tuổi – chưa đủ 18 tuổi: Tự mình thực hiện giao dịch dân sự trừ trường hợp giao dịch đó liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Đại diện theo pháp luật của cá nhân:

“Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân

  1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
  2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
  3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
  4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.”

Theo đó, pháp luật quy định cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên.

Có thể thấy, giao dịch của con chưa 18 tuổi liên quan đến mua bán đất đai, động sản phải đăng ký đều phải có sự đồng ý hoặc do người đại diện theo pháp luật thực hiện còn các giao dịch khác liên quan đến nhu cầu sinh hoạt của lứa tuổi thì con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi đều có thể tự mình thực hiện.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 77 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự:

“Điều 77. Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự

  1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
  3. Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.”

Theo đó, pháp luật quy định, cha mẹ có quyền định đoạt tài sản riêng của con dưới 15 tuổi vì lợi ích của con. Nhưng khi con từ đủ 09 tuổi trở lên thì cần phải xem xét thêm nguyện vọng của con.

Riêng con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi thì được tự định đoạt tài sản của mình nhưng nếu liên quan đến bất động sản thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Từ các quy định trên, cha mẹ có thể bán đất của con dưới 15 tuổi vì lợi ích của con. Tuy nhiên, khi còn từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con và chỉ khi con đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi thì có thể tự mình bán đất nhưng kèm theo đó cần có văn bản đồng ý của cha mẹ về việc bán đất.

Như vậy, cha mẹ có quyền bán đất của con dưới 18 tuổi vì lợi ích của con nhưng phải hỏi ý kiến của con khi con từ đủ 09 tuổi trở lên.

 

4. Thủ tục công chứng bán đất của con chưa thành niên

Căn cứ theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 về Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất:

Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

  1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
  2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;

b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

  1. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bởi giao dịch mua bán đất phải được công chứng hoặc chứng thực theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013. Nên ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện được mua bán (khi mua bán đất phải có sự đồng ý của cha mẹ) thì còn cần phải đáp ứng điều kiện về hợp đồng công chứng.

Do đó, thủ tục công chứng hợp đồng mua bán đất của người dưới 18 tuổi được thực hiện như sau:

– Hồ sơ cần chuẩn bị: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ); giấy tờ tuỳ thân như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân (của cha mẹ) hoặc hộ chiếu, giấy khai sinh của người con; sổ hộ khẩu; đăng ký kết hôn (của cha mẹ); văn bản đồng ý của cha mẹ về việc đồng ý bán đất…

– Cơ quan công chứng: Việc công chứng hợp đồng mua bán giữa người chưa đủ 18 tuổi giống như khi thực hiện giữa các bên đã đủ 18 tuổi trở lên đều là Văn phòng hoặc Phòng công chứng có trụ sở đặt tại nơi có đất.

– Lưu ý khi công chứng mua bán đất của người chưa đủ 18 tuổi: Khác với trường hợp các bên đã đủ 18 tuổi, khi một trong hai bên là người dưới 18 tuổi thì cần phải có sự đồng ý của cha mẹ – người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi.

Do luật không quy định cụ thể việc cha mẹ cùng ký tên trong hợp đồng hay lập văn bản riêng nên trong trường hợp, cha mẹ có thể chọn hình thức thuận tiện nhất.

thủ tục ly hôn

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0888181120

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120