Hành vi dùng Sổ đỏ giả để mua bán nhà đất năm 2022 bị xử lý như thế nào?

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Nghị định 91/2019/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Thông tư 34/3014/TT-BTNMT Quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai

2. Hành vi làm giả sổ đỏ là gì?

sổ đỏ giả“Sổ đỏ” – đây là từ ngữ mà người dân thường dùng để gọi tắt cho Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 giải thích thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Theo đó, làm giả sổ đỏ là việc dùng kỹ xảo để sản xuất sổ có dạng giống như sổ đỏ được cơ quan có thẩm quyền cấp bất hợp pháp.

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi sử dụng giấy tờ giả để thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi dùng sổ đỏ giả

Khoản 3 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ theo quy định trên nếu hành vi sử dụng Giấy chứng nhận giả để chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tối đa là 30 triệu đồng.

Ngoài việc phạt tiền thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tịch thu giấy tờ giả đã sử dụng để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất (theo khoản 4 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP)

Căn cứ điểm b khoản 5 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp cơ quan đăng ký đất đai đã đăng ký biến động vào sổ địa chính mà phát hiện giấy tờ trong hồ sơ đăng ký biến động (hồ sơ đăng ký sang tên là giả) thì hủy bỏ kết quả thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng.

Ngoài việc quy định mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả thì Nghị định 91/2019/NĐ-CP còn quy định mức xử phạt đối với trường hợp khai báo không trung thực, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ nhà đất, cụ thể:

– Phạt tiền từ 04 – 10 triệu đồng đối với trường hợp khai báo không trung thực việc sử dụng đất hoặc tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận và việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị sai lệch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng đối với trường hợp tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mà không thuộc các trường hợp trên.

4. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi dùng sổ đỏ giả

tha tù trước hạn có điều kiệnNgười dùng Sổ đỏ giả để mua bán nhà đất bị xử phạt vi phạm hành chính lên tới 30 triệu đồng nếu bị phát hiện và còn thời hiệu; nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù với khung hình phạt cao nhất là chung thân theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

 b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

 a) Có tổ chức;

 b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

 d) Tái phạm nguy hiểm;

 đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

 e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

 a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

 b) (được bãi bỏ)

 c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

 a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

 b) (được bãi bỏ)

 c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

a) Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

– Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động…

(ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản

– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối

Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, chẳng hạn dùng thủ đoạn cân, đong, đo đếm gian dối nhằm ăn gian, bớt của khách hàng hoặc để bán hàng giả để thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.

Lưu ý: thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa gia tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.

– Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự

– Trường hợp hành vi gian dối, hay hành vi chiếm đoạt cấu thành vào một tội danh độc lập khác, thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chí bị truy cứu những tội danh tương ứng đó.

Ví dụ, như hành vi gian dối làm tem giả, vé giả …( Điều 164 Bộ luật hình sự), hành vi gian dối trong cân đong đo đếm, tình gian, đánh tráo hàng (Điều 162 Bộ luật hình sự), hành vi lừa đảo chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194 Bộ luật hình sự), hành vi buôn bán sản xuất hàng giả là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); hành vi buôn bán sản xuất hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón thuốc thú y, bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (Điều 158 Bộ luật hình sự) đều có dấu hiệu gian dối.

b) Dấu hiệu khác

Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên

Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khách thể tội lừa đảo:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác

Mặt chủ quan tội lừa đảo:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

Tuy nhiên cần lưu ý:

Về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo, đây là điểm phân biệt cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vì trong một số trường hợp phạm tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bao giờ ý định chiếm đoạt tài sản cũng phát sinh sau khi nhận tài sản thông qua một hình thức giao dịch nhất định

Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì không coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng (như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản).

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

5. Cách kiểm tra Sổ đỏ thật – giả khi sang tên

Có khá nhiều trường hợp làm giả giấy tờ để lừa tiền người mua, trong đó nhiều trường hợp đã ký hợp đồng mua bán trót lọt đến khi công chứng mới vỡ lẽ, và cũng có nhiều trường hợp ngay khi hai bên tới làm thủ tục đo đạc hiện trạng đất, chưa tiến hành ký hợp đồng mua bán thì cơ quan nhà nước đã phát hiện ra sổ đỏ bị làm giả.

Các sổ đỏ bị làm giả rất tinh vi cả phôi bằng lẫn chữ ký và con dấu, tuy nhiên nếu tinh ý và kiểm tra kỹ thì người dân vẫn có thể nhận ra được những dấu hiệu bất thường của sổ đỏ làm giả. Chẳng hạn như ở phần ghi chức danh, sổ đỏ giả ghi “ký thay chủ tịch UBND TP” nhưng lại mâu thuẫn với phần mộc đỏ ghi “chủ tịch”. Đó là còn chưa kể đến những phần sơ đồ thửa đất hay sổ thửa đất cũng có nhiều dấu hiệu bất thường, không đúng theo quy chuẩn của ngành.

Thêm vào đó, những sổ đỏ bị làm giả nếu đến đối chiếu tại Phòng tài nguyên – môi trường thì sẽ phát hiện được dữ liệu không trùng khớp và thửa đất trên thực tế mang tên người khác.

Nhiều trường hợp bị lừa mua đất bằng sổ đỏ giả thường được bán với giá rất rẻ, thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường nhằm mục đích dẫn dụ người mua nên vì vậy mà người mua cần cẩn trọng hơn đối với các giao dịch này.

Kiểm tra trực tiếp Sổ đỏ

Căn cứ Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, người mua có thể kiểm tra thông qua các thông tin trên Giấy chứng nhận, đặc biệt là mã vạch được in tại cuối trang 4 của Giấy chứng nhận.

– Mục đích của mã vạch: Mã vạch được dùng để quản lý, tra cứu thông tin về Giấy chứng nhận và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận.

– Thông tin mã vạch: Theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, mã vạch có cấu trúc dưới dạng MV = MX.MN.ST, trong đó:

+ MX là mã đơn vị hành chính cấp xã nơi có thửa đất. Để kiểm tra hãy đối chiếu mã đơn vị hành chính của xã, phường, thị trấn nơi có đất với mã trên Giấy chứng nhận.

Lưu ý: Trường hợp UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức thì ghi thêm mã của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vào trước mã của xã, phường, thị trấn nơi có đất.

+ MN là mã của năm cấp Giấy chứng nhận, gồm hai chữ số sau cùng của năm ký cấp Giấy chứng nhận. Ví dụ: 19 nghĩa là Giấy chứng nhận được cấp năm 2019.

+ ST là số thứ tự lưu trữ của hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai tương ứng với Giấy chứng nhận được cấp lần đầu theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

* Cách kiểm tra này dễ thực hiện nhưng tỷ lệ chính xác không cao, người mua nên kiểm tra thông tin tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Kiểm tra tại Văn phòng đăng ký đất đai

Để kiểm tra thông tin về Giấy chứng nhận thì hộ gia đình, cá nhân hãy tải phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01/PYC và điền chính xác, đầy đủ thông tin (ghi rõ lý do, thông tin thửa đất, người đứng tên Giấy chứng nhận để đối chiếu với thông tin, dữ liệu địa chính).

Sau khi điền đầy đủ thông tin thì hộ gia đình, cá nhân thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Nộp phiếu yêu cầu

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân nộp phiếu yêu cầu theo một trong các cách sau:

– Nộp trực tiếp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

– Gửi qua đường bưu điện.

– Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu

– Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính cho người có yêu cầu. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.

– Sau khi hộ gia đình, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

Bước 3: Trả kết quả

Thời hạn thực hiện: Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

Ngoài ra, nếu người mua không tự kiểm tra hoặc không kiểm tra tại Văn phòng đăng ký đất đai thì phải thực hiện đúng thủ tục đăng ký biến động (thủ tục sang tên), khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động để đăng ký vào sổ địa chính cơ quan đăng ký đất đai sẽ quét mã vạch, qua đó phát hiện được Giấy chứng nhận thật hay giả.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Hành vi dùng Sổ đỏ giả để mua bán nhà đất năm 2022 bị xử lý như thế nào?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120