Cấm đi khỏi nơi cư trú là gì? Có được đi làm khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú không? 2022
Cấm đi khỏi nơi cư trú cũng là biện pháp ngăn chặn được áp dụng phổ biến. Vậy luật sư cho tôi hỏi, cấm đi khỏi nơi cư trú là gì? Trường hợp bị cấm đi khỏi nơi cư trú có được đi làm không?
Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Căn cứ theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về Cấm đi khỏi nơi cư trú:
“Điều 123. Cấm đi khỏi nơi cư trú
- Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
- Bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
a) Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép;
b) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
c) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
d) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.
- Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
- Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
- Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ.
Trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
- Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo phải báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú biết để xử lý theo thẩm quyền.”
2. Nơi cư trú là gì? Được ghi theo địa chỉ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 Nơi cư trú của cá nhân:
“Điều 40. Nơi cư trú của cá nhân
- Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
- Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
- Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.”
Theo đó, pháp luật quy định nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
Còn căn cứ theo Điều 11 Luật Cư trú 2020 quy định về Nơi cư trú của công dân
“Điều 11. Nơi cư trú của công dân
- Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
- Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.”
Theo đó, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Như vậy, nơi cư trú của công dân là nơi công dân đó thường xuyên sính sống, có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của công dân đó.
Trong đó, theo Khoản 8, Khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định thì nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.
Còn nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại.
Việc xác định nơi cư trú có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cá nhân bởi đây là nơi thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, nơi phát sinh và tiếp nhận hàng loạt các sự kiện pháp lý liên quan.
3. Thế nào là cấm đi khỏi nơi cư trú? Đối tượng áp dụng cấm đi khỏi nơi cư trú
Cấm đi khỏi nơi cư trú là một trong các biện pháp nhằm ngăn chặn các mối nguy hiểm cho xã hội, ngăn chặn tội phạm tiếp tục xảy ra.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định:
“Điều 123. Cấm đi khỏi nơi cư trú
- Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.”
Theo đó, pháp luật quy định cấm đi khỏi nơi cư trú là việc yêu cầu bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng không được đi ra khỏi nơi cư trú nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Theo đó, biện pháp chăn chặn này được áp dụng đối với trường hợp:
– Phạm tội ít nghiêm trọng;
– Bị can, bị cáo phạm tội lần đầu nhưng đối tượng phải có nơi cư trú rõ ràng, có thái độ khai báo thành khẩn với cơ quan điều tra.
Khi áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải tiến hành lập giấy cam đoan bị can, bị cáo không đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt tại cơ quan có thẩm quyền nếu có giấy triệu tập.
Trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng để tạm thời rời khỏi nơi cư trú thì phải có sự đồng ý, xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn.
4. Ai có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“3. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.”
Theo đó, pháp luật quy định những người sau đây có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú:
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp.
– Chánh án, Phó Chánh án TAND và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
– Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng.
5. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 123 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:
“Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù”.
Theo đó, có thể thấy thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú tại mỗi giai đoạn được quy định như sau:
– Giai đoạn điều tra: Do Cơ quan điều tra quyết định nhưng không được quá thời hạn điều tra;
– Giai đoạn truy tố: Do Viện kiểm sát quyết định nhưng không được quá thời hạn truy tố;
– Giai đoạn xét xử: Do Toà án quyết định nhưng không được quá thời hạn xét xử.
– Người bị kết án phạt tù: Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
6. Bị cấm đi khỏi nơi cư trú có được đi làm không?
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 123 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 nêu rõ:
“2. Bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
a) Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép;”
Pháp luật quy định người bị cấm đi khỏi nơi cư trú không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép.
Mặt khác, theo quy định tại Khoản 5 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì:
“5. Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ.
Trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.”
Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp đang bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, để tiếp tục được đi làm cần liên hệ, xin phép chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý để được sự đồng ý và cấp giấy phép để được tạm thời đi khỏi nơi cư trú.
7. Phân biệt nơi cư trú, nơi thường trú và nơi tạm trú dựa vào Luật Cư trú 2020
Khái niệm | Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã
Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. |
|
Nơi thường trú | Nơi tạm trú | |
Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú | Là nơi công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú | |
Thời hạn cư trú | Không có thời hạn | Có thời hạn |
Nơi đăng ký thời hạn cư trú | – Công an xã, phường, thị trấn;
– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã |
– Công an xã, phường, thị trấn;
– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã |
Điều kiện đăng ký | Thuộc một trong các trường hợp sau:
– Có nhà riêng của mình – Nhập hộ khẩu về nhà người thân: chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý – Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ + Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; . + Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người. – Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở: – Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội: được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý. – Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động: + Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú; + Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở; + Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ. |
– Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú
– Sinh sống từ 30 ngày trở lên |
Kết quả đăng ký | Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trú | Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú |
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.
Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0888181120