Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất 2022

Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật hiện hành năm 2022 như thế nào?

Doanh nghiệp X là một tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản của tỉnh H. Hiện doanh nghiệp X đang muốn thuê ngôi nhà tại địa chỉ 27 đường Nguyễn Chí Thanh của ông Y để làm trụ sở kinh doanh.

Vậy, hợp đồng thuê giữa doanh nghiệp X và ông Y có bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật đất đai hay không?

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

  • Căn cứ pháp lý:
  • Điều 167 Luật đất đai năm 2013;
  • Điều 40 đến Điều 52 Luật Công chứng năm 2014;
  • Điều 42 Luật công chứng năm 2014;
  • Điều 475 Bộ luật Dân sự 2015.
  1. Định nghĩa hợp đồng thuê quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật:

Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên cho thuê chuyển giao đất cho thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải sử dụng đất đúng mục đích, trả tiền thuê và trả lại đất khi hết thời hạn thuê theo quy định ở Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

  1. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

Căn cứ theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai năm 2013 về Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất:

Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

  1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
  2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;

b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

  1. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

  1. Phân tích tình huống:

Theo đó, Điểm b Khoản 3 Điều này quy định hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

Đối chiếu với hợp đồng thuê nhà giữa doanh nghiệp X và ông Y, có thể thấy hợp đồng này là hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (ngôi nhà) mà trong đó có một bên là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp X). Như vậy, hợp đồng này không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ khi có yêu cầu của các bên trong hợp đồng mới phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực.

Ngoài ra, nếu có yêu cầu việc công chứng sẽ được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, còn việc chứng thực sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

chuyển đổi

  1. Thủ tục công chứng trong trường hợp các bên tham gia giao dịch có yêu cầu về việc công chứng hợp đồng cho thuê nhà đất

Trường hợp các bên tham gia giao dịch có yêu cầu về việc công chứng hợp đồng cho thuê nhà đất thì thủ tục công chứng được thực hiện theo các quy định từ Điều 40 đến Điều 52 Luật Công chứng năm 2014.

Có hai hình thức công chứng hợp đồng cho thuê nhà đất, cụ thể gồm: Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn sẵn và công chứng hợp đồng giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người đề nghị của người yêu cầu công chứng. Cụ thể:

  • Trường hợp công chứng hợp đồng cho thuê nhà đất đã được soạn thảo sẵn:

Người yêu cầu công chứng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:

– Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu của văn phòng công chứng).

– Bản dự thảo, phác thảo hợp đồng cho thuê nhà đất.

– Bản sao các loại giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng, gồm bên cho thuê nhà đất và bên thuê nhà đất như Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hoặc Hộ chiếu, và xuất trình Sổ hộ khẩu.

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản nhà đất tham gia giao dịch, như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư…

– Bản sao các giấy tờ cần thiết khác (nếu có).

Người tham gia giao dịch cho thuê nhà đất sẽ thực hiện việc nộp hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên lên văn phòng công chứng, tổ chức hành nghề công chứng nơi có nhà, đất tham gia giao dịch (căn cứ vào Điều 42 Luật công chứng năm 2014). Cụ thể:

“Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản

Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.”

Sau khi nhận được hồ sơ, công chứng viên sẽ kiểm tra sự đầy đủ, tính phù hợp của các loại giấy tờ trong hồ sơ công chứng, sau đó thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Công chứng viên tiếp tục phổ biến, giải thích để các bên trong quan hệ cho thuê nhà đất hiểu được quyền, nghĩa vụ cũng như hậu quả pháp lý khi họ tham gia giao dịch cho thuê nhà đất và công chứng nội dung hợp đồng, giao dịch này. Đồng thời, hướng dẫn cho các bên về các quy định chung về thủ tục công chứng.

Trường hợp trong hồ sơ công chứng có những vấn đề chưa rõ, đối tượng giao dịch chưa cụ thể thì các bên tham gia giao dịch phải tiến hành làm rõ, xác minh cụ thể theo đề nghị của công chứng viên của văn phòng công chứng. Nếu không thể làm rõ thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Nếu đã làm rõ được các vấn đề còn vướng mắc thì công chứng viên tiếp tục kiểm tra dự thảo hợp đồng. Nếu hợp đồng có những điều khoản vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội, thì công chứng viên yêu cầu các bên trong quan hệ cho thuê nhà đất thảo luận và sửa đổi cho phù hợp, nếu không công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Nếu nội dung dự thảo hợp đồng phù hợp thì công chứng viên có quyền yêu cầu hai bên trong quan hệ cho thuê nhà đất đọc lại bản hợp đồng đã soạn thảo, nếu không có thay đổi nội dung hợp đồng thì sẽ ký trực tiếp vào từng trang hợp đồng cho thuê nhà đất. Sau đó, công chứng viên yêu cầu xuất trình bản chính các giấy tờ cần thiết để đối chiếu, sau đó ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng cho thuê nhà đất.

Những văn bản được công chứng sẽ có hiệu lực kể từ ngày công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng lên văn bản. Hợp đồng, giao dịch đã được công chứng sẽ có giá trị chứng cứ không cần phải chứng minh, trừ trường hợp văn bản công chứng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.

  • Trường hợp công chứng hợp đồng cho thuê nhà đất do công chứng viên soạn thảo dựa trên nội dung đề nghị của hai bên trong quan hệ cho thuê nhà đất.

Về cơ bản, trình tự thủ tục thực hiện việc công chứng hợp đồng cho thuê nhà đất do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của hai bên cũng được chuẩn bị về hồ sơ và thực hiện theo đúng trình tự thủ tục như trường hợp công chứng hợp đồng cho thuê nhà đất soạn sẵn.

Tuy nhiên, chỉ khác ở chỗ, trong hồ sơ yêu cầu công chứng sẽ không có bản dự thảo của hợp đồng thuê nhà đất. Đồng thời, sau khi kiểm tra hồ sơ công chứng thì công chứng viên chỉ xác định xem là nội dung, ý định giao kết hợp đồng cho thuê nhà đất có trái quy định của pháp luật hay đạo đức hay không, sau đó thực hiện việc soạn hợp đồng giao dịch trước mặt hai bên tham gia giao dịch.

Hai bên có thể tự đọc hay yêu cầu công chứng viên đọc lại bản dự thảo hợp đồng mà công chứng viên soạn thảo theo yêu cầu của hai bên. Nếu đồng ý toàn bộ nội dung dự thảo thì hai bên trong quan hệ cho thuê nhà đất thực hiện việc ký kết vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính của các giấy tờ có liên quan để đối chiếu rồi ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng.

Như vậy, có thể thấy, việc công chứng hợp đồng cho thuê nhà đất không phải là việc bắt buộc theo quy định của pháp luật, tuy nhiên các bên có thể yêu cầu công chứng văn bản này nếu muốn đảm bảo hơn tính hợp pháp, ngăn ngừa rủi ro cho mình.

  1. Chỉ được cho thuê lại khi bên cho thuê đồng ý

Căn cứ theo quy định tại Điều 475 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cho thuê lại tài sản như sau:

“Điều 475. Cho thuê lại

Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.”

Như vậy, bên thuê đất có quyền cho thuê lại quyền sử dụng đất mà mình đã thuê nếu được bên cho thuê đồng ý. Ngoài điều kiện trên, người sử dụng đất được thực hiện quyền cho thuê lại khi có đủ các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ).

– Đất cho thuê không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất cho thuê không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về pháp luật Đất đai hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0888181120

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120