Ai là người có quyền cử người giám sát việc giám hộ 2022

Giám sát việc giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành năm 2022

Anh Quyết bị mất năng lực hành vi dân sự, có vợ, không có con nhưng vẫn còn bố mẹ. Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này ai là người có quyền cử người giám sát việc giám hộ cho ông A?

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

ai

  1. Khái niệm và đặc điểm của giám hộ

  • Khái niệm người giám hộ:

Căn cứ theo điều 46 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về Giám hộ:

“Điều 46. Giám hộ

  1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
  2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
  3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.”

Theo đó, pháp luật quy định Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

  • Đặc điểm của người giám hộ:

Người giám hộ là người đại diện theo pháp luật của người được giám hộ trong mối quan hệ với Nhà nước và trong hầu hết các giao dịch, trừ các giao dịch đơn giản nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người được giám hộ.

 

  • Chủ thể quan hệ giám hộ:

– Người chưa thành niên không còn cả cha lẫn mẹ, không xác định được cha, mẹ, hoặc cha, mẹ đếu mất năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha mẹ, nhưng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó.

– Người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không làm chủ được hành vi của mình.

 

  • Người giám hộ:

– Cá nhân : cha, mẹ, con đã thành niên, anh, chị em, ông, bà và những người thân thích khác)

– Tổ chức: tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện

– Cơ quan Nhà nước: cơ quan lao động, thương binh và xã hội

 

  • Nguyên tắc của việc giám hộ:

+ Một người có thể giám hộ cho nhiều người

+ Một người chỉ có thể được một người giám hộ.

 

  1. Giám sát việc giám hộ

Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Bộ luật dân sự 2015 về Giám sát việc giám hộ:

“Điều 51. Giám sát việc giám hộ

  1. Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.

Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.

Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.

  1. Trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.
  2. Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.
  3. Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;

b) Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định tại Điều 59 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ.”

Theo đó, pháp luật quy định người thân tích của người được giám hộ cử người đại diện để theo dõi, kiểm tra, đôn đốc người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ.

Vợ chồng cha mẹ con của người được giám hộ

Nếu không có ai trong số đó, thì ông bà anh ruột chị ruột em ruột của người được giám hộ

Nếu không có ai trong số đó, thì bác chú cô dì của người được giám hộ

Trong trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc người thân thích không cử được người giám sát việc giám hộ thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trí của người giám sát việc giám hộ

Người giám sát phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

  1. Ý nghĩa việc giám hộ

Là hình thức bảo vệ pháp lý

Thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và xã hội đối với người chưa thành niên, người không có năng lực hành vi dân sự,…

Đề cao trách nhiệm những người thân thích trong gia đình

Khuyến khích và phát huy truyền thống tương thân, tương ái, “ lá lành đùm lá rách” giữa các thành viên trong cộng đồng

 

  1. Vai trò của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc xử lý người giám hộ và giám sát việc giám hộ

Trong trường hợp k có người thân thích của người được giám hộ hoặc người thân thích k cử được người giám sát việc giám hộ thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trí của người giám sát việc giám hộ.

 

  1. Các điều kiện cá nhân được làm giám hộ

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Bộ luật dân sự 2015 về Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ:

“Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

  1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
  3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
  4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.”

Theo đó, pháp luật quy định cá nhân đủ điều kiện sau được làm người giám hộ

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:Cần người có đủ năng lực hành vi dân sự đại diện nhằm mục đích là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác

Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ: Pháp luật không quy định cụ thể vấn đề này, mà tùy từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể để xem xét đánh giá cá nhân có điều kiện cần thiết để bảo đảm việc thực hiện việc giám hộ hay không

Mối quan hệ ràng buộc giữa người giám hộ và người được giám hộ là yếu tố cần thiết không thể bỏ qua.

 

  1. Chấm dứt việc giám hộ

Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Dân sự 2015 về Chấm dứt việc giám hộ:

“Điều 62. Chấm dứt việc giám hộ

  1. Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:

a) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Người được giám hộ chết;

c) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;

d) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.

2. Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”

Theo đó, pháp luật quy định:

Giám hộ xuất hiện liên quan đến hoàn cảnh đặc biệt của ng được giám hộ và người giám hộ. Khi những hoàn cảnh đó được khắc phục thì việc giám hộ chấm dứt.

Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ( đủ 18 tuổi và tinh thần phát triển bình thường).

Người được giám hộ chết thì không còn người cần được giám hộ.

Cha, mẹ của người được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với con chưa thành niên.

 

  1. Hậu quả của việc chấm dứt việc giám hộ:

Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Bộ luật Dân sự 2015 về Hậu quả chấm dứt việc giám hộ:

“Điều 63. Hậu quả chấm dứt việc giám hộ

  1. Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.
  2. Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
  3. Trường hợp chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.
  4. Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.

 

  • Trong hợp người được giám hộ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ :

Người giám hộ phải thanh toán tài sản với người được giám hộ

Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt giám hộ

  • Trong hợp người được giám hộ chết :

Người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế của người giám hộ :

Trong 3 tháng không xác định được người thừa kế thì người giám hộ quản lý tài sản đó đến khi tài sản được giải quyết theo pháp luật về thừa kế

Việc thanh toán được thực hiện dưới sự giám sát của người cử giảm hộ và UBNS xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ

 

  1. Liên hệ tình huống:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 51 Bộ luật dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Giám sát việc giám hộ:

“Điều 51. Giám sát việc giám hộ

1.Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.
Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó.
Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.

Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.”

Theo đó, pháp luật quy định người thân thích của người được giám hộ có trách nhiệm cử người đại diện làm giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, khiếu nại của người giám hộ liên quan đến việc giám hộ.

Người thân thích giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người thân thích này thì người thân thích của người được giám hộ là bác, chú, cậu, cô, dì của người được giám hộ.

Đối chiếu với quy định nêu trên thì trong trường hợp ông Quyết bị mất năng lực hành vi dân sự đã có vợ, không có con, nhưng còn bố mẹ thì vợ và bố mẹ của ông Quyết được cử người đại diện làm giám sát việc giám hộ.

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0888181120

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120