Nơi cư trú của người làm nghề lưu động theo quy định của pháp luật hiện hành năm 2022

Nơi cư trú của người làm nghề lưu động theo quy định của pháp luật hiện hành năm 2022 như thế nào?

Chị Hiền là công nhân của Công ty vận tải biển A có trụ sở tại Hải Dương nhưng có hộ khẩu thường trú tại phường N quận H thành phố Hải Phòng. Hàng năm chị Hiền phải làm việc trên tàu khoảng 10 tháng.

Luật sư cho tôi hỏi, vậy nơi cư trú của chị Hiền được xác định là nơi chị Hiền có hộ khẩu thường trú hay là nơi có trụ sở của của Công ty vận tải biển A?

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

nơi cư trú

  1. Định nghĩa nơi cư trú của công dân:

Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Nơi cư trú của cá nhân:

“Điều 40. Nơi cư trú của cá nhân

  1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
  2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
  3. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.”

Theo đó, pháp luật quy định nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Cư trú 2020 về Nơi cư trú của công dân:

Điều 11. Nơi cư trú của công dân

  1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
  2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

Theo đó, pháp luật quy định nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Như vậy, nơi cư trú của công dân là nơi công dân đó thường xuyên sính sống, có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của công dân đó.

Trong đó, theo Điều 2 Luật Cư trú 2020, nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Còn nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

  1. Nơi cư trú của người làm nghề lưu động

Căn cứ theo Điều 45 Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Nơi cư trú của người làm nghề lưu động:

“Điều 45. Nơi cư trú của người làm nghề lưu động
Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Ðiều 40 của Bộ luật này”

Theo đó, pháp luật quy định người làm nghề lưu động trên tầu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác mà không có nơi cư trú theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 của Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:

“Điều 40. Nơi cư trú của cá nhân

  1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
  2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
  3. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.”

Thì nơi cư trú của họ là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó.

Như vậy, khi chị Hiền là công nhân của Công ty vận tải biển A mặc dù có hộ khẩu thường trú tại phường N quận H thành phố Hải Phòng, nhưng hàng năm chị Hiền làm việc trên tàu khoảng 10 tháng thì nơi cư trú của Hiền không được xác định là nơi chị Hiền có hộ khẩu thường trú hay nơi có trụ sở của Công ty vận tải biển A mà là nơi đăng ký tàu mà trên đó chị làm việc.

Nơi cư trú của người sinh sống và người làm nghề lưu động trên tàu được quy định thế nào?

Căn cứ theo Điều 16 Luật Cư trú 2020 quy định nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển như sau:

Điều 16. Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển

  1. Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển (sau đây gọi chung là phương tiện) là nơi đăng ký phương tiện đó, trừ trường hợp có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này.

Đối với phương tiện không phải đăng ký hoặc có nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơthường xuyên đậu, đỗ thì nơi cư trú củngười sinh sống, người làm nghề lưu động là nơi phương tiện đó thường xuyên đậu, đỗ.

  1. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, pháp luật quy định nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển (sau đây gọi chung là phương tiện) là nơi đăng ký phương tiện đó, trừ trường hợp có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này.

Trường hợp đối với phương tiên không phải đăng ký hoặc có nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ thì nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động là nơi phương tiện đó thường xuyên đậu, đỗ.

  1. Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Cư trú 2020 về Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú như sau:

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú

  1. Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.
  2. Lạm dụng việc sử dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
  3. Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
  4. Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật.
  5. Thu, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.
  6. Tự đặt ra thời hạn, thủ tục, giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch thông tin, sổ sách, hồ sơ về cư trú.
  7. Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ, tài liệu về cư trú trái với quy định của pháp luật.
  8. Lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  9. Làm giả giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú; sử dụng giấy t, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú; cung cấp thông tin, giấy tờ, tàliệu sai sự thật về cư trú; khai man điều kiện, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, tài liệu để được đăng ký thưng trú, đăng ký tạm trú; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại giấy tờ, tài liệu về cư trú.
  10. Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.
  11. Giải quyết cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú khi biết rõ người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.
  12. Đồng ý cho người khác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.
  13. Truy nhập, khai thác, hủy hoại, làm cn trở, gián đoạn hoạt động, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú bao gồm những loại hành vi nêu trên. Khi điền thông tin về nơi cư trú, người dân có thể ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú đều được.

  1. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 62/2021/NĐ-CP về nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú như sau:

Điều 4. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú

  1. Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo ngay thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.

Trường hợp qua kiểm tra, rà soát, cơ quan đăng ký cư trú phát hiện người thuộc trường hợp phải khai báo thông tin về cư trú thì có trách nhiệm hướng dẫn và yêu cầu công dân đó thực hiện việc khai báo. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú yêu cầu công dân khai báo thông tin về cư trú, công dân phải có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký cư trú để thực hiện khai báo.

  1. Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra, xác minh thông tin nhân thân của công dân đã khai báo qua trao đổi, lấy thông tin từ cha, mẹ, anh, chị em ruột hoặc người thân thích khác của công dân; trường hợp cần thiết, có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, xác minh và cung cấp thông tin.

Trường hợp qua kiểm tra, xác minh mà xác định thông tin công dân đã khai báo là chưa chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú đề nghị công dân đó khai báo lại để kiểm tra, xác minh lại nếu thấy cần thiết. Thời hạn kiểm tra, xác minh lại được tính như thời hạn kiểm tra, xác minh lần đầu.

Sau khi kiểm tra, xác minh mà xác định được người đến khai báo là công dân Việt Nam và thông tin mà công dân đã khai báo là chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú thực hiện thủ tục cần thiết để cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập, cấp số định danh cá nhân cho công dân nếu công dân đó chưa có số định danh cá nhân. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo, cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân.

  1. Nội dung giấy xác nhận thông tin về cư trú bao gồm các thông tin cơ bản về công dân: Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi ở hiện tại; ngày, tháng, năm khai báo cư trú.
  2. Người đã được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú có trách nhiệm đăng ký thường trú hoặc tạm trú ngay khi đủ điều kiện theo quy định của Luật Cư trú; trường hợp vẫn chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú nhưng có thay đổi về thông tin nhân thân thì phải khai báo lại với Công an cấp xã nơi đã cấp giấy xác nhận để rà soát, cập nhật thông tin về nhân thân lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
  3. Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào giấy xác nhận thông tin về cư trú của công dân và thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiến hành việc cập nhật thông tin về hộ tịch và cấp giấy tờ liên quan đến nhân thân cho công dân theo thẩm quyền.

Theo đó, pháp luật quy định người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo ngay thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.

  1. Trình tự, thủ tục khai báo nơi cư trú

Điều 4 Nghị định 62/2021/NĐ-CP hướng dẫn việc khai báo nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú như sau:

Bước 1: Đến cơ quan đăng ký cư trú để khai báo

Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (theo khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú)

Bước 2: Cung cấp thông tin về nơi cư trú cho cơ quan có thẩm quyền

– Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm các thông tin cơ bản về công dân: Họ, chữ đệm và tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi ở hiện tại; ngày, tháng, năm khai báo cư trú.

– Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra, xác minh thông tin nhân thân của công dân đã khai báo qua trao đổi, lấy thông tin từ cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc người thân thích khác của công dân. Trường hợp cần thiết, có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, xác minh và cung cấp thông tin.

– Trường hợp qua kiểm tra, xác minh mà xác định thông tin công dân đã khai báo là chưa chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú đề nghị công dân đó khai báo lại để kiểm tra, xác minh lại nếu thấy cần thiết. Thời hạn kiểm tra, xác minh lại được tính như thời hạn kiểm tra, xác minh lần đầu.

Bước 3: Được cấp số định danh, giấy xác nhận thông tin về cư trú

Sau khi kiểm tra, xác minh mà xác định được người đến khai báo là công dân Việt Nam và thông tin mà công dân đã khai báo là chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú thực hiện thủ tục cần thiết để cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập, cấp số định danh cá nhân nếu công dân đó chưa có số định danh cá nhân.

Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo, cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân.

Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào giấy xác nhận thông tin về cư trú của công dân và thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiến hành việc cập nhật thông tin về hộ tịch và cấp giấy tờ liên quan đến nhân thân cho công dân theo thẩm quyền.

Bước 4: Đăng ký thường trú, tạm trú sau khi được xác nhận thông tin cư trú

Người đã được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú có trách nhiệm đăng ký thường trú hoặc tạm trú ngay khi đủ điều kiện theo quy định của Luật Cư trú.

Trường hợp vẫn chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú nhưng có thay đổi về thông tin nhân thân thì phải khai báo lại với Công an cấp xã nơi đã cấp giấy xác nhận để rà soát, cập nhật thông tin về nhân thân lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0888181120

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120