Tội vô ý làm chết người theo Bộ luật Dân sự 2015

Tội vô ý làm chết người theo Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 được quy định như thế nào?

A (25 tuổi) và B (27 tuổi) rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi A và B mỗi người mang theo khẩu súng săn tự chế. Hai người thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu không thấy phản ứng gì sẽ bắn.

Sau đó họ chia tay mỗi người một ngả. Khi A đi được khoảng 200 mét, A nghe có tiếng động, cách A khoảng 25 mét. A huýt sao 3 lần nhưng không nghe phản ứng gì của B. A bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú.

Sau đó, A chạy đến thì phát hiện B đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. A vội đưa B đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng B đã chết trên đường đi.

Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này, A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì A phải chịu tội gì và mức hình phạt là bao nhiêu?

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

vô ý làm chết người

  1. Căn cứ pháp lý của Tội vô ý làm chết người theo Bộ luật Dân sự 2015:

Căn cứ theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

“Điều 128. Tội vô ý làm chết người

  1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Vô ý làm chết người được hiểu là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý, có nghĩa là người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người do không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước được, hoặc tuy biết hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

  1. Dấu hiệu pháp lý cấu thành tội vô ý làm chết người:

  • Khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội vô ý làm chết người là quyền nhân thân. Đó là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.

Như vậy, trong trường hợp trên A đã tước đoạt tính mạng của B, xâm phạm tới quan hệ nhân thân của B.

  • Mặt khách quan của tội phạm:

Người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc an toàn. Là những quy tắc nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho con người.

Hành vi vô ý làm chết người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

Tội vô ý làm chết người là tội phạm có cấu thành vật chất, vì vậy hậu quả chết người xảy ra là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vô ý.

Có mối quan hệ ràng buộc giữa hành vi vô ý và hậu quả chết người. Hậu quả của hành vi là nạn nhân chết xuất phát từ hành vi vô ý của người phạm tội gây ra.

Trong tình huống trên, khi A nghe thấy có tiếng động, A đã huýt sáo 3 lần nhưng không nghe thấy phản ứng gì của B. A bật đèn soi về phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhắm bắn về phía con thú. Sau đó, A chạy đến thì phát hiện là B đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. Như vậy, hành vi của A là do không cẩn thận xem xét kỹ lưỡng trong khi đi săn nên đã để đạn lạc vào người B, làm cho B chết.

  • Hậu quả của tội phạm:

Là làm chết người.

Trong trường hợp trên thì hành vi của A đã  gây ra hậu quả làm cho B chết.

  • Quan hệ giữa hành vi và hậu quả của tội phạm:

Người có hành vi vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người đã xảy ra, nếu hành vi vi phạm của họ đã gây ra hậu quả này.

Trong trường hợp trên, A nhắm bắn về phía con thú nhưng đã bắn sang B gây ra hậu quả làm B chết. Vậy, hậu quả chết người của B là do hành vi của A gây ra..

  • Mặt chủ quan của tội phạm:

Ý thức của người phạm tội làm một dấu hiệu mang tính đặc trưng để phân biệt tội vô ý làm chết người và tội cố ý giết người. Người phạm tội thực hiện hành vi vô ý làm chết người của mình được thực hiện dưới dạng hình thức lỗi vô ý, bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin.

Làm chết người do lỗi vô ý vì cẩu thả là một trường hợp thiếu cẩn trọng dẫn đến hậu quả chết người, hành vi này người phạm tội không thấy trước hậu quả xảy ra mặc dù phải thấy trước hậu quả.

Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy được hành vi của mình thực hiện có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy hoặc có thể ngăn ngừa chúng nhưng cuối cùng hậu quả chết người vẫn xảy ta.

Trong trường hợp này, A phạm tội vô ý làm chết người với lỗi vô ý vì không cẩn thận xem xét. Bởi vì A tuy thấy hành vi của mình có thể ra hậu quả làm chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả chết người.

A không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra cái chết cho B, được thể hiện ở hành động huýt sáo như thỏa thuận với B và chỉ đến khi không nghe thấy phản ứng gì của B, A mới nhắm bắn về phía có ánh mắt con thú. Và khi A phát hiện B đã bị trúng đạn nhưng chưa chết A đã vội đưa B đi cấp cứu. Như vậy, hình thức lỗi của A trong trường hợp trên là lỗi vô ý.

  • Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội vô ý làm chết người là người từ đủ 14 tuổi, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

  1. Khung hình phạt đối với Tội vô ý làm chết người:

Pháp luật quy định người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với trường hợp phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

  1. Kết luận:

Như vậy, trong trường hợp này, A phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người. Mức hình phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể: 1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”

Ngoài ra, trong trường hợp này A sẽ bị phạt hành chính vì sử dụng vũ khí trái phép theo Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.

Cụ thể, Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được trang bị;

b) Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

c) Cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm;

d) Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa không còn giá trị sử dụng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;

b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

b) Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;

c) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;

d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;

đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

e) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng;

g) Không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Mua, bán các loại phế liệu, phế phẩm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

b) Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

c) Cưa hoặc tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, thủy lôi và các loại vũ khí khác để lấy thuốc nổ trái phép;

d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;

đ) Làm mất vũ khí, công cụ hỗ trợ.

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

b) Sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi đã bị cấm;

c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí thể thao;

đ) Vận chuyển vũ khí, các chi tiết vũ khí quân dụng, phụ kiện nổ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép hoặc không có các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;

e) Bán vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) cho các đơn vị chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái phép;

b) Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm.

7. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp thì bị xử lý theo Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, quản lý vật liệu nổ công nghiệp.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa trong thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, d Khoản 3; Điểm b Khoản 4 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi, hủy bỏ giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.”

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về pháp luật Hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0888181120

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120