Vợ trả nợ thay chồng khi chồng chết [2022]

Hai vợ chồng tôi kết hôn năm 2008 và chung sống tại ngôi nhà do 2 vợ chồng xây dựng từ năm 2010. Tháng 4/2022, chồng tôi bị đột quỵ và qua đời. Sau đó, chủ nợ đến tìm tôi và đòi tôi trả nợ thay chồng 500 triệu đồng chồng tôi vay của anh ta để đầu tư chứng khoán, khoản vay này được thế chấp bởi ngôi nhà của 2 vợ chồng. Tôi không hề biết gì về khoản vay trên. Trong trường hợp này, tôi có nghĩa vụ phải trả nợ thay chồng hay không? 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật PT. Nội dung câu hỏi của bạn Chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. Quy định pháp luật về tài sản chung của vợ chồng 

Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về Tài sản chung của vợ chồng như sau: 

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

  1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, nhà chunghoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
  1. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
  2. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Như vậy, ngôi nhà mà 2 vợ chồng xây dựng năm 2010 được xác định là tài sản chung của vợ chồng bạn.

2. Vợ có phải trả nợ thay chồng hay không?

Liên quan đến nghĩa vụ chung về tài sản vợ chồng, Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

“Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

  1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Như vậy theo quy định trên thì vợ chồng cùng có nghĩa vụ trả nợ chung nếu việc vay nợ đó xảy ra trong thời kỳ hôn nhân và:

  • Do cả hai vợ chồng cùng thỏa thuận, xác lập và theo quy định hai người phải cùng chịu trách nhiệm;
  • Do một trong hai vợ chồng thực hiện nhưng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ trả nợ phát sinh nhằm chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Việc vay nợ để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.

Trong trường hợp trên, chồng bạn đã thế chấp ngôi nhà là tài sản chung của hai vợ chồng nhưng không đáp ứng một trong các trường hợp tại Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì bạn không có nghĩa vụ trả khoản tiền chồng bạn đã vay khi còn sống.

Liên quan đến chủ đề này, bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết về Những giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của 2 vợ chồng

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật qua số điện thoại: 0888181120 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

 

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120